Tuesday, September 27, 2016

Hiện đại và giàu có bậc nhất Sài Gòn: Khu Phú Mỹ Hưng - Quận 7.

Nhưng nếu mình cho các bạn biết hình ảnh tráng lệ này là nguyên nhân trực tiếp cho việc các bạn chịu cảnh ngập hôm nay, thì sao?

Tôi luôn tự an ủi rằng, đó là sự lựa chọn, và rằng ta chọn phát triển khu này, bất chấp nó sẽ đẩy đến việc ngập. Giống như chuyện bỏ cái nhỏ, được cái lớn vậy.

Nhưng càng làm lâu trong ngành xây dựng, càng đọc nhiều về thành phố, tôi chỉ có thể cảm khái: Ngày đó sai rồi.


Bây giờ đi từ gốc đến ngọn:

- Vì sao Phú Mỹ Hưng là lý do cho thành phố bị ngập. Để biết điều này. Các bạn cần nắm địa hình của thành phố. Thành phố này thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. .Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét.

- Vậy Đông - Tây - Nam - Bắc là ở đâu?

+ Khu đô thị Đông (thành phố Đông) gồm quận 2, 9 và Thủ Đức. Trước mặt khu Đông chính là 1, 3, 5 ...

+ Khu đô thị Nam (thành phố Nam) gồm toàn bộ quận 7, huyện Nhà Bè và một phần diện tích của quận 8 (phần phía nam kênh Tẻ) và huyện Bình Chánh.

+ Khu đô thị Bắc (hay thành phố Bắc) sẽ gồm quận 12 và phần lớn huyện Hóc Môn... Đồng minh là khu vực Gò Vấp, Tân Bình.

+ Cuối cùng là khu đô thị Tây gồm quận Bình Tân hiện nay, một phần quận 8 và một phần huyện Bình Chánh.

Bây giờ quay lại địa hình: thấp dần từ Bắc xuống Nam.

Chúng ta có 1 nguyên tắc vật lý: nước chảy chỗ trùng. Nước cứ chảy từ cao về thấp đây là nguyên nhân Sài Gòn bị ngập.

Có nghĩa vùng phía Nam là vùng thoát nước của thành phố. Mà vùng phía Nam chính là Phú Mỹ Hưng hiện tại. Khi chúng ta nâng Phú Mỹ Hưng lên, đồng nghĩa với việc nước không thoát được và cứ lang thang đi tìm các hố ga, ao hồ để thoát.

Hố ga, cống, ao hồ (sông Sài Gòn) của TP là không kịp cho nước thoát đi. Đấy là lý do các quận 1, 3, 5...bị ngập. Chính vì chỗ đáng lẽ phải thoát nước đã được nâng nền thành khu đô thị rồi.

Tiếp tục: thành phố thấp từ Tây sang Đông.

Bạn biết khi thành phố ngập chỗ nào tội nhất không? Bình Tân mới tội nhất. Đặc biệt là khu bến xe miền Tây. Nó vừa ngập, vừa bẩn, vừa đang làm đường và đặc biệt kẹt xe kín đặc. Dân ở đó đúng quá thảm.

Nhưng phía thấp để khu Tây thoát nước là khu Đông với quận 1, 3, 5 lại nâng nền rồi. Dẫn đến khu Bình Tân gặp đúng tình trạng như khu trung tâm. Nước không về được phía thấp để thoát, thành ra cứ lơ lửng đợi hố ga.

Phía Đông có lợi thế đấy chính là sông Sài Gòn. Và các con kênh dọc quanh nó. Nhưng vì sông Sài Gòn và các con kênh giờ phải hứng một lượng nước ko thoát được do Phú Mỹ Hưng nâng. Sao còn đủ sức chứa thêm nước từ Bình Tân đưa xuống.

Một vòng luẩn quẩn của nước. Đấy là lý do vì sao không chống ngập được. Và mùa mưa nào báo chí cũng có bài để tác nghiệp.

***

Đọc đến đây chắc các bạn đã hiểu vì sao Sài Gòn bị ngập thường xuyên rồi chứ.

Và cũng hiểu luôn vì sao không khắc phục được: đấy chính là vì quy hoạch đã lầm lỡ rồi.

Lúc này bạn không thể bứng cái Phú Mỹ Hưng đi được.

Thành phố đã sai ngay từ đầu ở 3 điểm:

1/ Không đánh giá hết được Thủ Thiêm. Chính Thủ Thiêm mới là điểm cần đầu tư để phát triển trước

2/ Thủ Thiêm xong rồi mới hẵng chuyển hướng qua quận 7. Ở đây, ta làm ngược lại.

3/ Trong quá trình làm Phú Mỹ Hưng. Lại không tính đến phương án thoát nước. Cứ xây cho sướng.

Kết luận:

Khắc phục đương nhiên có. Hà Lan thấp hơn mực nước biển còn làm được, nói gì Sài Gòn. Thoát được nước hay không, là ở kênh rạch, hồ, đập đủ lớn để làm chỗ thoát nước cho thành phố.

Vấn đề là chúng ta ai cũng tham lam đầu tư, nâng nền, bán đất, ai cũng giành nhau từng mét vuông đất để bỏ túi cho mình. Ai cũng thích san lấp.

Khi không ai hy sinh, khi pháp quyền chưa đủ nặng với doanh nghiệp bất động sản, khi chính phủ cũng thoải mái với những dự án mà doanh nghiệp sẵn sàng lót tay. Khi ấy, thành phố sẽ còn những cơn mưa như hôm nay.

Năm sau, năm sau nữa, hay 5 năm nữa - Sài Gòn bị ngập, stt này sẽ vẫn luôn đúng, cho đến một ngày đẹp trời nào đó...

(Nguồn: Dũng Phan)

No comments:

Post a Comment