Chào mọi người
Hôm
nay mình sẽ chia sẻ với các bạn về 3 thông số quan trọng có mối liên hệ
chặc chặc với nhau các bạn cần phải biết khi sử dụng máy ảnh DSLR. Nắm
vững được cơ chế hoạt động và mối liên hệ giữa 3 thông số này, các bạn
sẽ hiểu được vì sao ảnh chụp bị mờ, bị nhiễu hạt, bị rung... từ đó có
những hướng khắc phục để cho ra một tấm ảnh chất lượng.
Và 3 thông số đó là gì? là Khẩu độ (Aperture), Tốc độ (Shutter Speed) và ISO (Độ nhạy sáng).
Mình sẽ giải thích một cách dễ hiểu nhất
Ví dụ: Khi nói mở khẩu tức là bạn đang tăng từ f/2.0 lên f/1.4 và khi nói khép khẩu tức là bạn đang giảm từ f/1.4 xuống f/2.0.
Các chỉ số f/2.0 và f/1.4 là mình lấy ví dụ để các bạn dễ hiểu chứ khẩu độ của ống kính có rất nhiều.
Khẩu độ tuỳ thuộc vào từng loại ống kính và thông số này được điều chỉnh trực tiếp trên máy ảnh, thường thì ống kính có khẩu độ càng lớn thì càng mắc tiền.
Và đặc biệt khẩu độ quyết định đến độ sâu trường ảnh hay còn gọi là DOF (Deep Of Field). Vậy độ sâu trường ảnh (DOF) là gì, đơn giản là chiều sâu của một bức ảnh :))), nhìn vào bức ảnh đôi khi các bạn sẽ có cảm nhận bức ảnh có chiều sâu hay không. Chiều sâu ở đây là theo nghĩa đen chứ không phải nghĩa bóng nha. Nhìn hình minh hoạ dưới đây các bạn sẽ dễ hiểu hơn
Ở
khẩu lớn bức ảnh sẽ có có độ chuyển từ rõ rang mờ tạo cho bức ảnh có
chiều sâu hơn và giảm dần khi chúng ta khép khẩu. Các bạn sẽ nghe đến
cụm từ "Xoá phông", khẩu càng lớn thì khả năng xoá phông càng tốt tuy
nhiên tuỳ trường hợp nếu lạm dụng quá các bạn sẽ gặp tình trạng "DOF mỏng"
dễ làm mờ chủ thể. Nếu bạn muốn mọi thứ đề rõ ví dụng chụp ảnh phong
cảnh hay chụp nhiều người cùng lúc thì bạn nên khép khẩu, còn bạn muốn
chụp kiểu như chân dung, hay muốn làm nổi chủ thể thì bạn nên khép khẩu.
Và 3 thông số đó là gì? là Khẩu độ (Aperture), Tốc độ (Shutter Speed) và ISO (Độ nhạy sáng).
Mình sẽ giải thích một cách dễ hiểu nhất
1. Khẩu độ (Aperture)
Khẩu độ là độ mở của ống kính (thường nói nhanh là "khẩu" ký hiệu là "f"), mở càng lớn (mở khẩu) thì ánh sáng được thu vô càng nhiều, bức ảnh càng sáng và ngược lại (khép khẩu). Chỉ số này thường được ghi là f/1.2, f/1.4, f/2.0... Các bạn chú ý các thông số này là phân số nhé tức là chỉ số bên dưới càng nhỏ tức là khẩu càng lớn và ngược lại.Ví dụ: Khi nói mở khẩu tức là bạn đang tăng từ f/2.0 lên f/1.4 và khi nói khép khẩu tức là bạn đang giảm từ f/1.4 xuống f/2.0.
![]() |
Thay đổi khẩu độ là thay đổi độ mở của ống kính |
Khẩu độ tuỳ thuộc vào từng loại ống kính và thông số này được điều chỉnh trực tiếp trên máy ảnh, thường thì ống kính có khẩu độ càng lớn thì càng mắc tiền.
Và đặc biệt khẩu độ quyết định đến độ sâu trường ảnh hay còn gọi là DOF (Deep Of Field). Vậy độ sâu trường ảnh (DOF) là gì, đơn giản là chiều sâu của một bức ảnh :))), nhìn vào bức ảnh đôi khi các bạn sẽ có cảm nhận bức ảnh có chiều sâu hay không. Chiều sâu ở đây là theo nghĩa đen chứ không phải nghĩa bóng nha. Nhìn hình minh hoạ dưới đây các bạn sẽ dễ hiểu hơn
![]() |
Độ sâu trường ảnh DOF (Source: James M. Turley) |
2. Tốc độ (Shutter Speed)
Tốc độ ở đây là tốc độ màn trập của máy ảnh (gương lật). Thông số này cũng là phân số, đơn vị tính là giây ví du 1/100, 1/200, 1/500, 1/1000... Chỉ số dưới càng cang thì tốc độ chụp càng nhanh, 1/100 giây sẽ chụp chậm hơn 1/500 giây. Tốc độ chụp càng chậm thì ánh sáng được thu vào càng nhiều làm cho bức ảnh càng sáng và ngược lại. Tuy nhiên khi bạn chụp ở tốc độ thấp sẽ gây ra độ trễ dễ làm cho bức ảnh bị nhoè do khi chụp bị run.![]() |
Tháo ống kính ra nhìn vào là thấy gương lật |
Thiết
lập tốc độ màn trập phụ thuộc vào bạn sẽ chụp gì, vật thể chuyển động
hay vậy thể đứng yên, nếu vật thể chuyển động bạn nên thiết lập tốc độ
chụp cao để bắt kiệp chuyển động nhưng không làm nhoè ảnh.
3. ISO (Độ nhạy sáng)
Nếu
như hai thông số ở trên (khẩu độ và tốc độ) các bạn sẽ điều chỉnh để
lượng ánh sáng tự nhiên đi vào máy ảnh thì thông số ISO sẽ điều chỉnh độ
sáng bức ảnh bằng cách... không tự nhiên, hiểu nôn na là nó làm cho mọi
thứ trong khung hình sáng lên hơn bình thường. ISO được đo bằng các con
số 100, 200, 500... ISO càng cao thì bức ảnh càng sáng, đi theo đó là
bức ảnh sẽ bị nhiễu hạt (bị noise) và ngược lại. Hiện nay thì có nhiều
dòng máy ảnh có khả năng khử noise rất tốt giúp bạn chụp ở mức ISO cao
nhưng ảnh ít bị noise.
![]() |
ISO cao làm cho bức ảnh bị noise (Source: exposureguide) |
Khi
nào bạn nên sử dụng ISO? khi chụp trong điều kiện thiếu ánh sáng, bạn
không muốn sử dụng đèn flash làm mất tự nhiên. Tuy nhiên bạn cũng nên
cân nhắc để mức ISO hợp lý để không làm nhiểu hạt cho bức ảnh.
Vậy mối liên hệ giữa ba thông số này như thế nào? Mình sẽ lấy một ví dụ cụ thể để các bạn dễ hình dung.
![]() |
Chụp buổi tối chỉ có đèn neon |
Hình
ở trên mình chụp thằng nhóc con vào buổi tối chỉ có ánh đèn Neon
>>> thiếu sáng bắt buộc mình phải mở khẩu, mình để khẩu f/2.2
đảm bảo bức ảnh có chiều sâu mà lại rõ nét mặt bé, tuy nhiên ở khẩu
f/2.2 vẫn còn thiếu sáng bắt buộc mình phải tăng ISO lên 3200 con số hợp
lý để bù sáng mà không bị quá noise trong điều kiện hiện tại, cuối cùng
mình giảm tốc độ chụp xuống 1/100 để khung hình đủ sáng mà lại không bị
nhoè hình khi chụp. Và kết quả là bức ảnh ở trên.
![]() |
Hiện tượng bị noise do ISO cao |
Nhìn
kỹ các bạn sẽ thấy hiện tượng nhiễu hạt (noise) khá rõ do ISO cao, bình
thường chụp ngoài trời với ánh sáng đầy đủ bạn nên để ISO 100 là đẹp
nhất, cho ra bức ảnh mịn, trong.
Tóm
lại các bạn cần nắm rõ về nguyên tắc hoạt động của 3 thông số cơ bản
trên để linh hoạt điều chỉnh trong mọi tình huống, tạo ra những bức ảnh
thẩm mỹ, cuốn hút người xem. Nếu có thắc mắc gì các bạn đừng ngại
comment bên dưới mình sẽ giải đáp trong phạm vi kiến thức đang có ^.^
Nguồn: duyblog2016.blogspot.com
(Vui lòng ghi rõ nguồn khi các bạn chia sẻ bài viết này nhé)
No comments:
Post a Comment